Mầm Mống Thần Linh:

Nơi Khổng Giáo 

 

 

K

hổng giáo có thể nói được là nhịp cầu bắc từ Phật giáo sang Công giáo. Thực vậy, v́ một phương diện th́ Trung Hoa thường cho rằng Nho Thích Lăo là đồng nguyên, là nhất tŕ, c̣n một phương diện khác th́ Khổng giáo có rất nhiều điểm tương đồng với Công giáo.

 

Trung hoa từ thời Hoàng đế (khoảng 2650 trước Kỷ Nguyên) đă tôn thờ Thượng đế,

 

Nghiêu Thuấn Vơ, Thang, Văn, Vũ đều tôn sùng Thượng đế và hơn thế nữa c̣n tin rằng Trời chẳng xa người.

 

Trong trận Mục Dă trước khi giao tranh với đại quân vua Trụ, để cho ba quân hứng khởi, Vơ Vương đă kêu:

 

Thượng đế ở cùng ta đó,

Ba quân hăy vững ḷng vững dạ.

(Thượng đế lâm nhĩ, vô nhị nhĩ tâm - Kinh Thi, Đại Nhă Văn Vương)

 

Như trên ta đă thấy Phật giáo cho rằng sau lớp vọng tâm biến thiên, c̣n có Chân tâm vĩnh cửu trường tồn, bất biến, bất định.

 

Nghiên cứu đời sống đức Khổng, ta cũng ư thức được rằng Ngài tin tưởng tâm hồn ta có hai phần:

 

1.      Một phần cao minh linh diệu như Trời, đó là đạo tâm trong Kinh Thư (Kinh Thư, Đại Vũ mô), đó là Thiên Mệnh, Tính, là Minh Đức, là ánh sáng trời cao cả chiếu soi ḷng ḿnh, là lương tâm, lương tri theo từ ngữ Vương Dương Minh.

 

2.      Một phần là ḿnh nhỏ nhoi, hèn mọn, cần phải được uốn nắn, đẽo gọt, đó là nhân tâm nghiêng ngửa của Kinh Thư (Nhân tâm duy nguy).

 

Tin tưởng trong tâm hồn con người c̣n có trời ngự trị, nên người quân tử trong đạo Nho lúc nào cũng trang nghiêm kính cẩn. Ra khỏi nhà th́ trang trọng như đón khách qúi, tiếp xúc với người th́ kính cẩn như đang hành lễ, (xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế - Luận Ngữ, XII, 2), càng ở nơi vắng vẻ một ḿnh lại càng ư tứ đối với đấng ḿnh không thấy, lo sợ đối với đấng ḿnh không nghe thấy, v́ càng kín càng tỏ, càng nhỏ càng rơ trước con mắt lương tâm. Thế tức là:

 

Nhân gian tu ngũ, Thiên văn như lôi,

Ám thất khuy tâm, thần mục như diện’.

 

Người quân tử chỉ hơn người, nếu ḍ xét ḷng ḿnh mà không phải ngượng ngùng v́ những tư tưởng hoen ố, hơn người ở những hành vi không ai mục kích. (Xem Trung Dung I và XXXIII).

 

Các thánh hiền đạo Nho ước mong được nên như vẻ sáng của Thượng Đế. Vua Văn sở dĩ gọi là Văn Vương, v́ Ngài đức độ siêu việt, nên như vẻ sáng của Thượng Đế. Sau này Khổng Tử khi bị vây ở đất khuông cũng xưng ḿnh là vẻ sáng của Thượng Đế (Luận Ngữ. IX, 5).

 

Quan niệm Trời chẳng xa người, đă hiện diện ngay trong tâm khảm con người là một quan niệm then chốt của Khổng giáo. Trung Dung đă dùng cả chương thứ XVI để chứng minh điều ấy. Đó cũng là niềm tin tưởng của Thánh hiền Trung Hoa tự xa xưa đă được ghi trong Kinh Thi:

 

Trái Tây Bắc góc nhà thanh vắng,

Đừng làm chi đáng để hổ ngươi.

Đừng rằng tăm tối chơi vơi,

Đừng rằng tăm tối ai người thấy ta.

Thần giáng lâm ai mà hay biết,

Nên dám đâu khinh miệt dể ngươi’.

 

(Kinh Thi, Đại Nhă Úc Thiên)

 

Nho giáo c̣n chủ trương rằng Luật Trời cũng chẳng hề ĺa xa con người.

 

Kinh Thi viết:

 

Trời sinh ra khắp muôn dân,

Vật nào phép nấy định phân rành rành.

Ḷng dân chứa sẵn căn lành,

Nên ưa những cái tinh thành đẹp tươi’

 

(Kinh Thư Chung dân)

 

V́ hiểu sự tương quan mật thiết giữa Trời và Người, v́ nhận định ra rằng Trời chẳng xa người, mà đă ngự trị ngay trong tâm hồn con người, rằng Luật Trời chẳng có xa con người mà đă được ghi tạc ngay trong lương tâm con người, đức Khổng liền thấy ngay ư nghĩa và mục đích đời người.

 

Mục đích đời người là tu thân, theo tiếng lương tâm, tiến tới hoàn thiện, để kết hợp với Trời (cố viết phối Thiên, Trung Dung XXXI), giáo hóa người khác nên hoàn hảo (Phu tử chi đạo Trung thứ nhi dĩ hỉ, Luận Ngữ IV, 15).

 

Trung Dung viết:

 

‘Trời đă phú cho con người tính trời, đạo làm người là noi theo tính Trơêi đó, tôn giáo là phương pháp thi hành đạo đó’. (Trung Dung I)

 

Đại Học viết:

 

Tôn chỉ sách Đại học là làm bừng sáng ngọn đuốc lương tâm, cải tạo muôn dân và chỉ ngừng nơi mức chí thiện’.

 

Lư do là v́:

 

Hoàn thiện là đạo Trời; trở nên hoàn thiện là đạo người (Thành giả Thiên chi đạo dă, thành chi giả nhân chi đạo dă – Trung Dung XX).

 

Đó là đạo cao siêu của đức Khổng và lư tưởng đời Ngài là dạy dân chân lư đó...

 

Phật cũng dạy phải diệt cái thân ngă ḿnh, rứt hết mọi t́nh quyến luyến, mọi dây ràng buộc tâm hồn vào vật thụ sinh hư ảo vọng huyễn, vô thường, để trở về cùng Chân Như không sinh không diệt (Léon Wieger, Histore des croyances religieuses et des opinions philogophiques en chine depuis L’Origine jusqu à nos jours, p. 549-550).

 

Đạo Lăo cũng coi thường mọi sự đời cho là phù vân hư ảo, muốn thanh tĩnh vô vi để kết hợp với Trời với Đạo trong tâm hồn ḿnh; đó chính là mục đích của các công cuộc tham thiền nhập định...

 

Đức Khổng cho rằng muốn tiến tới hoàn thiện cần phải thực thi ba đại đức: Nhân, Trí, Dũng.

 

Muốn thêm Nhân, chúng ta cần phải làm lành, lánh dữ, cần phải làm tṛn nhiệm vụ trong mọi chức vụ ta giữ trong đời, và phải áp dụng định luật Trung Thứ tức là phải biết suy bụng ta ra bụng người, và lấy đó làm phương châm tiếp nhân xử thế.

 

Muốn thêm Trí ta phải học hỏi suy tư suốt đời ta.

 

Muốn thêm Dũng, ta phải có óc đua tranh, phải luôn luôn cố gắng tiến tới một đời sống hoàn hảo.

 

Trung Dung (XX) viết:

 

Hoàn toàn là đạo của Trời,

Trở nên hoàn thiện đạo người xưa nay.

Người hoàn thiện cất tay là đúng,

Chẳng cần suy cũng trúng chẳng sai.

Thung dung Trung đạo tháng ngày,

Ấy là vị thánh từ ngay lọt ḷng.

C̣n những kẻ cố công nên thánh,

Gặp điều lành phải mạnh tay co.

Ra công học hỏi thăm ḍ,

Học cho uyên bác hỏi cho tận tường,

Đắn đo suy nghĩ kỹ càng,

Biện minh thấu triệt mới mang thi hành,

Đă định học chưa thành chưa bỏ,

Đă hỏi han chưa tỏ chưa thôi.

Đă suy suy hết khúc nhôi,

Chưa ra manh mối chưa rời xét suy,

Biện luận măi tới khi vỡ lẽ,

Chưa rơ ràng không thể bỏ qua,

Đă làm làm tới tinh hoa.

Tinh hoa chưa đạt việc ta c̣n làm.

 

Đức Khổng tuy dạy con người phải tu tâm dưỡng tính, tu sửa tâm hồn ḿnh để tiến tới hoàn thiện, nhưng ngài cũng không quên dạy mọi người phải cải thiện đời sống vật chất bên ngoài, cải thiện đời sống xă hội, để mọi người có thể sống trong t́nh huynh đệ, trong ḥa b́nh, an lạc thật sự.

 

Tóm lại đối với đức Khổng con người phải thực hiện sự hoàn thiện, hoàn mỹ, v́ đó là Thiên ư (Thành giả Thiên chi đạo dă, thành chi giả nhân chi đạo giă Trung Dung XX)”.

 

(Phần Mầm Mống Thần Linh nơi Khổng Giáo trên đây

được trích từ Những Điểm Tương Đồng giữa Phật, Khổng và Công Giáo,

của Bs Nguyễn Văn Thọ, Công Giáo Tiến Hành Xuân Lộc, 1971, trang 8-20)

 

 

Sau khi đă nắm chắc được rằng: Lương tâm con người là Bản Tính, là Đạo, là Trời, là Thái Hư, là Thiên địa chi tính, là gương mẫu hoàng thiện, c̣n tư tâm là ‘khí chất chi tính’, có thanh có trọc khác nhau, có hay có dở khác nhau, Nho gia liền ra công: Noi theo lương tâm, cải hóa tư tâm.

 

Công phu này Nho gia gọi là Chính tâm: Làm cho tâm hồn trở nên ngay thẳng, hay là Hàm Dưỡng, hay là Tồn Tâm, Dưỡng Tính.

 

Chung qui chỉ là Biến hoá cái ‘khí chất chi tính’ theo từ ngữ của Trương Hoành Cừ...

 

Luận Ngữ chủ trương: Khắc kỷ, phục lễ. Thế tức là con người phải theo thiên lư, mà sửa nhân t́nh; theo lương tâm mà sửa tư tâm. Như vậy là Nhân đức. (Khắc kỷ phục lễ vi nhân – Luận Ngữ XII, I).

 

Công Đô Tử hỏi Mạnh Tử: ‘Cũng đều là người, nhưng tại sao có người ra đại nhân, có kẻ hóa ra tiểu nhân?’ Mạnh Tử đáp rằng: ‘Ai noi theo cái đại thể của ḿnh th́ là bậc đại nhân, ai noi theo cái tiểu thể của ḿnh, th́ là kẻ tiểu nhân’ (Mạnh Tử, Cáo Tử chương cú thượng, 15)

 

Đối với Mạnh Tử th́ ngũ quan là phần tiểu thể, c̣n tâm hồn là phần đại thể. Cái bụng cái miệng là phần tiểu thể, c̣n cái phần tinh thần là phần đại thể...